Trên toàn cầu, tổng số tiền bị các nhóm tội phạm tiền điện tử đánh cắp vào năm 2020 là khoảng 10,52 tỷ đô la. Một báo cáo gần đây của Chainalysis cho biết, tính đến tháng 12, các tin tặc đã liên tục khai thác lỗ hổng trong nền tảng tiền điện tử để trục lợi, hoặc sử dụng các phương pháp lừa đảo như 'rug pull', gây ra mức thiệt hại hơn 7,7 tỷ đô la tiền điện tử từ nhiều nhà đầu tư vào năm 2021.
Trong đó, 36%, tương đương với hơn 2,8 tỷ đô la đến từ các vụ kéo thảm. Kéo thảm ám chỉ các vụ lừa đảo khi chủ dự án từ bỏ và chạy trốn cầm theo tiền của các nhà đầu tư.
Chỉ riêng trong tháng 8, thị trường tiền điện tử đã chứng kiến một trong những vụ đánh cắp tiền kỹ thuật số lớn nhất từ trước đến nay khi tin tặc lấy đi 613 triệu đô la tiền ảo từ nền tảng hoán đổi mã thông báo Poly Network. Tuy nhiên, các tin tặc đã trả lại số token trị giá 260 triệu đô la trong vòng chưa đầy 24 giờ.
Trước đó, vào tháng 11, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã đưa ra cảnh báo về việc tội phạm mạng sử dụng máy ATM Bitcoin và mã QR để lừa đảo người dùng cả tin.
Trong khi đó, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đã đưa ra khung quy định nghiêm khắc để trấn áp các hành động lừa đảo tiền điện tử trực tuyến. Theo luật mới nhất, tội phạm mạng sẽ phải đối mặt với mức án 5 năm tù giam và khoản tiền phạt lên tới hơn 270.000 USD.
Những quy định mới này đến từ đợt cải cách pháp lý trên diện rộng do Tổng thống Sheikh Khalifa khởi xướng. UAE cho biết các luật này nhằm bảo vệ các nhà đầu tư khỏi gian lận tiền điện tử và bảo vệ quyền riêng tư người dùng.
Theo Hassan Elhais đến từ công ty luật Al Rowaad Advocates có trụ sở tại Dubai, UAE đã có các biện pháp cấm quảng cáo tiền điện tử nhưng hoạt động chưa có hiệu quả vì chúng chưa được đưa vào luật khiến các cơ quan chức năng bối rối trong cách xử lý.
Theo các điều khoản của luật, việc sử dụng bot để chia sẻ hoặc phát tán tin tức giả trong nước có thể bị phạt tù hai năm và chịu khoản phạt lên đến 226.575 USD. Các biện pháp mới này sẽ có hiệu lực vào ngày 2 tháng 1 năm 2022, thể hiện nỗ lực của chính phủ trong việc bảo vệ người tiêu dùng khỏi các vụ lừa đảo mạng liên quan đến tiền điện tử.
Trong nửa đầu năm 2021, hơn 21 triệu USD đã bị những kẻ lừa đảo đánh cắp, theo Tarek Mohammed, người đứng đầu Bộ phận Tội phạm Tài sản Kỹ thuật số tại Cảnh sát Dubai cho biết. Vào tháng 7, 9 người đàn ông đã bị bỏ tù 10 năm sau khi lừa các nạn nhân số tiền 3 triệu bảng Anh thông qua một vụ gian lận giao dịch tiền điện tử.
Hiện nay tiền điện tử đang vô cùng “nóng” ở các khu vực của UAE. Đầu tháng này, Dubai tiết lộ rằng Trung tâm Thương mại Thế giới Dubai (DWTC) sẽ trở thành khu vực phát triển tiền điện tử và các tài sản ảo.
Vào tuần này, Cảnh sát Hyderabad cũng cảnh báo các nhà đầu tư tiền điện tử ở Ấn Độ nên cân nhắc việc chuyển tài sản vào các ví không xác định, đồng thời khẳng định rằng tỷ lệ tội phạm mạng đang tăng lên ở nước này.
Vào tháng 5, sáu người đã bị bắt trong một vụ lừa đảo tiền điện tử trị giá hơn 30 triệu € (36,2 triệu đô la) liên quan đến hàng trăm nhà đầu tư trên khắp châu u. Gần đây, cảnh sát Đức đã mở một cuộc điều tra về một băng nhóm lừa đảo tiền điện tử sau khi nhận được thông báo nhiều công dân bị mất 7 triệu euro khi đầu tư tiền ảo.